3 loại hình du lịch y tế trên thế giới

Du lịch y tế có nguồn gốc phát triển từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, gần đây du lịch y tế đã trở thành một ngành dịch vụ mới nổi trên phạm vi toàn cầu. Du lịch y tế phù hợp với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services – GATS) của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO), và đang phát triển theo 3 loại hình chính.

Lịch sử phát triển của du lịch y tế:

Lịch sử du lịch y tế đã diễn ra trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trong thời kỳ này, du lịch y tế bắt đầu với sự xuất hiện của các spa và nơi nghỉ dưỡng sức khỏe, nơi có suối nước khoáng nóng và các phòng tắm cực kỳ nổi tiếng. Truyền thuyết cho rằng phòng tắm được cho là nơi thiêng liêng và kết nối mọi người với các vị thần của họ.

3 loại hình du lịch y tế trên thế giới
3 loại hình du lịch y tế trên thế giới

Cho đến thế kỷ 19, hầu hết tín ngưỡng tôn giáo về phòng tắm đã giảm xuống và được thay thế bằng tắm suối nước nóng, chủ yếu dành cho thủy trị liệu. Thủy trị liệu được nhiều khách du lịch biết đến để chữa nhiều loại bệnh, cụ thể là bệnh thấp khớp và bệnh thần kinh.

Trong thế kỷ 20, du lịch y tế đã được biết đến rộng rãi trên thế giới. Thế kỷ này được xem là thế kỷ của sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch y tế. Các quốc gia như Brazil đã tạo ra các đặc sản của riêng họ trong lĩnh vực y tế. Jamaica hoặc Cuba đã trở nên nổi tiếng về các thủ thuật làm đẹp vì họ là chuyên gia về các thủ thuật đó ở các nước Latin. Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự mở rộng của du lịch y tế từ Bắc Mỹ đến Châu Âu và Châu Á.

Trong thế kỷ 21, hầu hết các quốc gia đã tham gia du lịch y tế một cách tích cực. Trong số các hoạt động liên quan đến du lịch, khách du lịch ở lại ít nhất một đêm tại một nơi với mục đích duy trì, cải thiện hoặc phục hồi sức khỏe thông qua các can thiệp chăm sóc y tế. Du lịch y tế trong thế kỷ 21 không ngừng phát triển và đã trở thành một ngành với quy mô rộng lớn, nổi bật và độc lập với ngành du lịch. Nguyên nhân chính của phát triển du lịch y tế là do chi phí điều trị tại nơi đến du lịch thấp hơn hoặc thiếu các phương pháp điều trị tại các nước bản địa. Một nghiên cứu (2016) cho thấy 40% bệnh nhân đi du lịch nước ngoài để điều trị là do muốn sử dụng các ng nghệ y khoa tiên tiến ở nước sở tại, trong khi đó, 32% tìm các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, 15% vì thời gian chờ đợi lâu hơn ở nước sở tại, và 9% khách du lịch đi du lịch nước ngoài là do chi phí y tế ở nước đến du lịch thấp hơn.

Tham khảo  Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/02/2020

Du lịch y tế phù hợp với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO):

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, du lịch y tế đã phát triển với tốc độ và quy mô vô cùng mạnh mẽ như một ngành ng nghiệp mới trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Châu Á, du lịch y tế đang mở rộng và phát triển nhanh, các quốc gia đang cạnh tranh mạnh mẽ thông qua các nỗ lực cung ứng các loại hình dịch vụ y tế và chiến lược tiếp thị trên toàn cầu. Hiện nay, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (2016), nhiều nước đã và đang tập trung nguồn lực để phát triển du lịch y tế như Mỹ, Ấn Độ, Malaysia và một số nước khác trong khu vực và trên thế giới. Các ng trình nghiên cứu về du lịch y tế đã cho thấy ý nghĩa đặc biệt của nó đối với kinh tế, về cung và cầu, những thuận lợi và bất lợi của sự phát triển du lịch y tế đối với nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Hiệp hội Du lịch Y tế (2017) định nghĩa du lịch y tế là một quá trình đi du lịch ra ngoài quốc gia cư trú với mục đích được điều trị và chăm sóc sức khoẻ. Điều này phù hợp với định nghĩa được cung cấp bởi Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), trong đó một trong những phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của GATS là tiêu dùng ở nước ngoài, theo đó người tiêu dùng dịch vụ (cụ thể là khách du lịch hoặc bệnh nhân) di chuyển đến lãnh thổ hoặc quốc gia khác để có được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo mong đợi.

Ba loại hình du lịch y tế:

Trong thời gian qua, nhiều quốc gia đã tăng tốc trong nỗ lực phát triển du lịch y tế, từ đầu tư ng nghệ đến sự ng nhận các bệnh viện đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phù hợp để triển khai du lịch y tế. Ở thời điểm hiện nay, các quốc gia Châu Á đang dẫn đầu thu hút khách du lịch y tế như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, bên cạnh đó một vài quốc gia ở Châu Âu và Mỹ Latinh như Romania và Costa Rica cũng đã vươn lên trong “top” đứng đầu bảng xếp hạng hàng đầu về du lịch y tế. Ngành ng nghiệp đặc biệt này có cả yếu tố cung và cầu kích thích sự tăng trưởng của nó. Một số quốc gia như Columbia, Pakistan, Trung Quốc, Bôlivia và Brazil đang đẩy mạnh tiếp thị về hiến tạng, trong khi các nước Đông Nam Á đang tập trung vào phẫu thuật tim bên cạnh các spa và chăm sóc sức khỏe.

Tham khảo  Tướng khắc chế Ngộ Không Hiệu quả nhất trong Liên Quân

Quá trình phát triển ngành ng nghiệp du lịch y tế của các quốc gia trên thế giới hiện nay có thể xếp thành 3 loại hình khác nhau:

(1) Du lịch y tế nội địa hay Du lịch y tế trong nước (domestic medical tourism), còn được gọi là du lịch y tế địa phương, là khi các cá nhân đi từ tỉnh, thành, tiểu bang này sang tỉnh, thành, tiểu bang khác trong cùng một quốc gia bản địa của mình để tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Ban đầu, thuật ngữ “du lịch y tế nội địa” được sử dụng ở Mỹ, cho ng dân Mỹ đi qua ranh giới tiểu bang hoặc từ thành phố này sang thành phố khác cho các mục đích chăm sóc y tế. Những lý do chính cho du lịch y tế trong nước là chi phí thấp hoặc tại địa phương cư trú không có kỹ thuật chăm sóc theo nhu cầu.

Du lịch y tế nội địa hay Du lịch y tế trong nước (domestic medical tourism
Du lịch y tế nội địa hay Du lịch y tế trong nước (domestic medical tourism)

Lợi thế của du lịch nội địa là khoảng cách ngắn hơn và nhanh hơn so với du lịch y tế xuyên biên giới. Không chỉ vậy, du lịch y tế trong nước còn giúp hạn chế thất thoát ngoại tệ ra nước ngoài.

(2) Du lịch y tế quốc tế hay Du lịch y tế xuyên biên giới (cross-border medical tourism), loại hình này khá nổi tiếng trong các nước thuộc Liên minh Châu Âu, theo đó ng nhân, người di cư và người về hưu sẽ đi từ quốc gia này sang quốc gia khác để chăm sóc y tế. Loại hình du lịch y tế quốc tế này đòi hỏi khách du lịch phải đi một quãng đường dài hơn và mất nhiều thời gian hơn. Hầu hết tất cả các nước Châu Âu đều có hệ thống chăm sóc sức khỏe với độ bao phủ toàn dân ở mức độ cao, nhưng trong một số trường hợp, ng dân Châu Âu có thể tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia thành viên EU khác. Đức, Tây Ban Nha, Hungary và Bỉ là nước cung cấp cơ sở hạ tầng tốt và thu hút bệnh nhân từ nước ngoài đến điều trị. Ngày nay, thuật ngữ du lịch y tế xuyên biên giới đã được toàn cầu hóa thành thuật ngữ “du lịch y tế” và nó đã trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây và trở thành một ngành ng nghiệp đặc biệt trên phạm vi toàn cầu, nhất là ở các nước đang phát triển.

Tham khảo  Phát triển du lịch y tế: Bắt đầu từ y học cổ truyền và nha khoa

Du lịch y tế đang mở rộng nhanh chóng đặc biệt là ở khu vực Châu Á, nơi các quốc gia đang cạnh tranh thông qua các nỗ lực cung ứng các loại hình dịch vụ y tế và chiến lược tiếp thị trên toàn cầu. Ở hầu hết các quốc gia phát triển như Anh, người dân không đủ khả năng với mức chi phí điều trị cao sẽ có các lựa chọn tốt hơn với chi phí điều trị y tế thấp hơn ở các nước Châu Á như Malaysia và Thái Lan. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã trở thành một trong những điểm đến được nhiều khách du lịch theo đuổi nhất nhờ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và sự sẵn có của y học cổ truyền.

(3) Du lịch y tế “Diaspora” (Diaspora – bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “διασπορά”, có nghĩa là sự di trú của một nhóm người, có cùng nguồn gốc dân tộc, khỏi vùng đất định cư hay vùng đất tổ tiên). Đây là loại hình du lịch y tế đặc biệt dành riêng cho những người có mối liên hệ về bản sắc văn hóa hoặc mối liên hệ gia đình tại nước đến để du lịch y tế. Diaspora có thể bao gồm: kết hợp thăm gia đình, du lịch di sản văn hoá, du lịch y tế, du lịch kinh doanh. Loại hình du lịch y tế này thường được sử dụng bởi thế hệ người nhập cư đầu tiên hoặc thứ hai và họ có điều kiện đi du lịch trong nước hoặc quốc tế. Ví dụ, du lịch y tế Diaspora được thực hiện bởi ủy ban người nước ngoài Somalia ở Hoa Kỳ nơi họ tài trợ cho các bệnh nhân được điều trị ở Đức. Thường gặp hơn là du lịch y tế “Diaspora” được thực hiện trong xã hội có chung sự tương đồng về môi trường văn hoá, gia đình, ngôn ngữ và có kỳ vọng thấp hơn so với các loại hình khác về chăm sóc sức khoẻ.

Malaysia hiện đang dẫn đầu châu Á về loại hình du lịch y tế “Diaspora” này, đặc biệt là thu hút khách du lịch từ các quốc gia Trung Đông.

SỞ Y TẾ TP.HCM