Cây Bạch Mã Hoàng Tử trong phong thủy như thế nào ?

Cây Bạch Mã Hoàng Tử trong phong thủy gì ? Cây Bạch Mã Hoàng Tử không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Với hình dáng thanh thoát và ý nghĩa tượng trưng cho sự thăng tiến, cây Bạch Mã Hoàng Tử được nhiều người yêu thích và lựa chọn để trang trí không gian sống.

Hãy theo dõi bài viết sau đây dulichytetphcm.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc loại cây phong thủy này.

Tìm hiểu về cây Bạch Mã Hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử có tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, cây thuộc họ thân thảo và có nguồn gốc từ từ các nước châu Á. Còn ở Việt Nam bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở mọi vùng miền vì chúng dễ thích nghi, dễ trồng và chăm sóc ở mọi môi trường.

Đặc điểm hình thái

  • Cây bạch mã hoàng tử có dáng thẳng đứng, chiều cao từ 40 – 80 cm và tán cây rộng trung bình khoảng 35cm.
  • Thân cây màu trắng, lá có hình bầu dục, nhọn ở phần đầu, có màu xanh lơ và thường có đường gân trắng trên lá cây.
  • Hoa của cây bạch mã hoàng tử thường có màu trắng lẫn vàng và chúng thường chụm lại với nhau. Đồng thời, hoa được bao bọc bên ngoài là mo hoa trắng tinh.
  • Đồng thời, cây thuộc dạng rễ chùm có màu trắng ngà và thường lan rộng ra thành bụi lớn. Đây còn được biết đến là loài cây ưa bóng mát nên thường được trồng trong nhà hay văn phòng với công dụng lọc không khí, tạo điểm nhấn và không gian xanh.
Tham khảo  Cây Chuối Cảnh Hợp Với Mệnh Gì, Tuổi Nào - Vị Trí Đặt Cây Hợp Phong Thủy

cay-bach-ma-hoang-tu-trong-phong-thuy2

Cây Bạch Mã Hoàng Tử tại Việt Nam hãy ở nhiều nước Châu Á. Cây bạch mã hoàng tử chỉ có 1 loại duy nhất. Với phân loại này, chúng ta cũng sẽ ít gặp sự bối rối khi phải lựa chọn cây bạch mã hoàng tử để trang trí không gian sống của mình.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử trong phong thủy là gì ?

Cây Bạch Mã Hoàng Tử được biết đến là một loại cây có phong thủy tốt, mang lại nhiều may mắn. Loại cây này tượng trưng cho sự thăng tiến, phát triển, sự suôn sẻ trong công việc cũng như nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Người trồng loại cây này không chỉ có thêm nhiều may mắn mà còn có thể có được sự quyền quý, cảm giác quý tộc và thuận lợi mới, nhiều điều tốt đẹp.

Cây Bạch Mã Hoàng Tử mang ý nghĩa giúp cho sự nghiệp, công việc của gia chủ thuận lợi, thăng tiến hơn. Bên cạnh đó, cây mang vẻ sang trọng, quyền quý của một Hoàng Tử, có ý nghĩa biểu hiện cho sự may mắn, sung túc.

Dáng cây vươn thẳng hàm ý như sự vươn lên, tiến tới, đem lại thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống. Vì vậy, cây bạch mã có nhiều ứng dụng hơn trong việc trang trí nội thất.

Cây bạch mã hoàng tử có một đặc điểm là rất ít khi ra hoa. Do vậy, trong phong thủy, nếu trồng cây bạch mã hoàng tử mà khiến cho nó ra hoa là dấu hiệu cho tài lộc, may mắn và những điều tốt đẹp sắp đến với gia chủ

Tham khảo  Cây Phú Đại Gia Là Gì? Công Dụng, Ý Nghĩa Và Vị Trí Đặt Cây Mang Lại May Mắn

Cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp mệnh gì ?

Cây Bạch Mã Hoàng Tử còn được coi là một loại cây phong thủy. Theo các chuyên gia phong thủy, loài cây này rất hợp với những người mệnh Thủy và mệnh Kim.

Chính vì vậy, những người thuộc hai mệnh này khi trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử đảm bảo sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều may mắn, tài lộc và sự nghiệp, công việc ngày càng thăng tiến và phát triển.

Nói như vậy không có nghĩa cây Bạch Mã xung khắc với các mệnh còn lại, vậy nên bất cứ ai cũng đều có thể trồng cây Bạch Mã trong nhà, trong văn phòng,… để trang trí.

cay-bach-ma-hoang-tu-trong-phong-thuy

Cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp tuổi gì ?

Như đã nói ở trên, cây Bạch Mã Hoàng Tử sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc cho những người có mệnh Thủy và Kim, vậy nên ta có thể biết được cây bạch mã hoàng tử hợp với tuổi gì:

  • Mệnh Thủy là những người sinh vào những năm như: Bính Tý (1996), Quý Tỵ (1953), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997), Bính Ngọ (1966), Quý Hợi (1983), Giáp Thân (2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (2005), Giáp Dần (1974), Nhâm Thìn (1952) và Ất Mão (1975),… ngoài ra còn có thêm nhiều tuổi thuộc mệnh Thủy khác.
  • Mệnh Kim được sinh vào những năm bao gồm: Nhâm Thân (1992), Ất Mùi (1955), Giáp Tý (1984), Quý Dậu (1993), Nhâm Dần (1962), Ất Sửu (1985), Canh Thìn (2000), Quý Mão (1963), Tân Tỵ (2001), Canh Tuất (1970), Giáp Ngọ (1954, 2014) và Tân Hợi (1971).
Tham khảo  Tuổi Đinh Hợi 2007 là mệnh gì ? Tính cách của Đinh Hợi 2007

Tác dụng của Cây Bạch Mã Hoàng Tử

– Cân bằng ánh sáng và giải tỏa căng thẳng: Với màu xanh tươi mát của lá cây, Bạch Mã Hoàng Tử giúp điều hòa lượng ánh sáng trong phòng. Hơn nữa, nhìn vào loài cây này bạn sẽ cảm thấy thư giãn còn đỡ mệt mỏi, giảm mỏi mắt và giải tỏa stress, giúp tinh thần luôn thoải mái.

– Làm quà tặng ý nghĩa: Cây Bạch Mã Hoàng Tử còn là món quà tặng ý nghĩa để dành tặng vào dịp đặc biệt như khai trương, khánh thành, tân gia, sinh nhật,…

– Trang trí cảnh quan: Cũng như nhiều loại cây xanh khác, Cây được trồng ở nhiều nơi như nhà ở, văn phòng, khách sạn, quán ăn, quán cafe, sân vườn hoặc công viên, công trình công cộng,… để giúp cảnh quan thêm thẩm mỹ, sinh động và tràn đầy tràn đầy sức sống.

– Cải thiện môi trường: Đây còn được xem là một chiếc “máy lọc không khí” vô cùng hiệu quả cho không gian sống. NASA đã xếp cây Bạch Mã vào 1 trong 10 loại cây làm sạch khói bụi tốt nhất. Cây có khả năng loại bỏ các khí độc hại như benzen và formaldehyde, mang lại không gian trong lành xung quanh nơi trồng. Ngoài ra, đối với những nơi sử dụng máy lạnh thường xuyên việc trồng cây bạch mã hoàng tử sẽ giúp tăng cường độ ẩm tránh làm khô da.

Kết luận

Cây Bạch Mã Hoàng Tử trong phong thủy là gì ? Cây Bạch Mã Hoàng Tử không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loại cây này. Chúc bạn thành công khi trồng và chăm sóc Cây Bạch Mã Hoàng Tử !